TRANG NGỢI CA VÀ TRI ÂN LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VÌ NƯỚC QUÊN THÂN VÌ DÂN PHỤC VỤ

Tin nóng

Chuyện bi hài quanh Nguyễn Thiếu Văn-Sư giả Thích Minh Tâm

  Ba câu chuyện dưới đây có tính bi hài, góp phần khắc họa thêm chân dung người tự xưng là tiến sĩ luật – trạng sư, “hòa thượng” Thích Minh ...

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

Chuyện bi hài quanh Nguyễn Thiếu Văn-Sư giả Thích Minh Tâm

 

Ba câu chuyện dưới đây có tính bi hài, góp phần khắc họa thêm chân dung người tự xưng là tiến sĩ luật – trạng sư, “hòa thượng” Thích Minh Tâm - Nguyễn Thiếu Văn



Suốt tuần qua, câu chuyện “thượng tọa” Thích Minh Tâm -Nguyễn Thiếu Văn (NTV) luôn là tâm điểm để bàn tán khắp nơi của cư dân người Việt ở Sydney, Úc. Một điều khá ngạc nhiên là nhiều người ở đây biết “sư” Minh Tâm là giả và NTV là tay “bán trời không văn tự”; nhưng mấy chục năm qua chẳng có một ai lên tiếng trước công luận!


Bình phong lớn nhất để làm bóng mây che mờ hết lý trí và dễ bị lường gạt đó là cái chức danh tiến sĩ luật và trạng sư với giấy tờ thật bằng tiếng Anh, mà NTV đem ra lòe trong cộng đồng nói tiếng Việt.


Nhưng từ khi thông tin về NTV tràn ngập trên các báo chí ở Việt Nam, lan sang cả Úc, nhiều người trước đây ngại nói đến thì bây giờ đã mạnh dạn cung cấp thông tin, trả lời phỏng vấn. Chúng tôi ghi lại đây một số thông tin đã được kiểm chứng hoặc có nhân chứng sống để bổ sung vào bức chân dung cũng như những hành động gian trá, mờ ám mà NTV đã làm.


Tiến sĩ và không tiến sĩ

Vì lẽ NTV đã từng khai trong đơn khi xin gia nhập Luật sư đoàn bang New South Wales (NSW) với học vị tiến sĩ. Luật sư đoàn, sơ suất trong việc thẩm định hồ sơ, đã lỡ cấp giấy hành nghề trạng sư cho tiến sĩ NTV theo đơn khai nên cái giấy hành nghề của NTV trong 10 năm là thật.

Nhưng, như Báo NLĐ đã đưa tin, Luật sư đoàn NSW đã truất phế vai trò hành nghề luật của ông vì ông mắc tội man khai, không chứng minh được nguồn gốc khoa bảng của mình.


Tuy nhiên, vì quyền cá nhân, NTV có quyền không trưng ra giấy tờ bằng cấp của mình cho bất kỳ ai, kể cả tòa án; nên dù có khai trừ ra khỏi luật sư đoàn vẫn xưng danh là “Dr Van Thieu Nguyen” để trộ thiên hạ.


Một nhân chứng nói rằng NTV đến Úc từ năm 1968 theo diện du học sinh - chương trình học bổng Colombo. NTV cũng cho rằng mình còn có học vị tiến sĩ kinh tế, khi thì nói ở Viện đại học Sydney (University of Sydney, Usyd); khi thì bảo là ở Mỹ và tiến sĩ luật tại Úc. Thực tế, NTV chỉ hay nói về bằng tiến sĩ luật, tốt nghiệp tại Viện Đại học NSW (UNSW) hơn. Cũng nhân chứng này nói, chính mắt anh đã thấy bằng tiến sĩ luật của NTV do UNSW cấp treo trên tường trong phòng làm việc của NTV.  Điều này cũng được xác nhận bởi nhiều người đã từng đến văn phòng của NTV.


Tiếp cận với các hội du học sinh Colombo từ thế hệ đầu tiên cho đến cuối cùng là năm 1974, không có ai tên Van Thieu Nguyen/Thieu Van sang du học Úc trong diện này cả. Hai nhân chứng, người đã từng chia phòng chung với NTV trong những ngày đầu ông ta mới từ Melbourne lên Sydney, vào năm 1982, cho biết là NTV vừa đến từ trại tị nạn BidongMalaysia chứ không có đi du học. Thời điểm đó họ có ra một tờ báo Việt ngữ lấy tên là Vietnam Times và NTV được giao làm chân thư ký đánh máy bản thảo.


Mặt khác, chúng tôi đã đến tận kho trữ liệu của Trường Luật UNSW, nơi mà chính NTV nói đã tốt nghiệp. Dữ liệu Trường Luật UNSW chưa bao giờ có ai tên là Nguyen Thieu Van hay Van Thieu/Thieu Van Nguyen tốt nghiệp tiến sĩ ở đây từ ngày thành lập cho đến nay!

Tiếp chuyện với PGS-TS TNB, một giảng viên Trường Luật UNSW, ông cười: “Chắc có điên mới bảo thế!”, khi đi dò tìm một tiến sĩ luật kiêm trạng sư. Ông lý giải rằng tại Úc, một người đã quyết chí học đến tiến sĩ luật thì họ theo đuổi nghiệp khoa bảng và chỉ dạy tại đại học chứ hiếm ra ngoài làm luật sư. Vì như thế sẽ khó trả nổi chi phí do hành nghề bán thời gian, và ngược lại một người đã làm luật bên ngoài, lên tới trạng sư rồi thì cũng hiếm khi quay lại học tiến sĩ, vì đã có tiền! Trường hợp vừa tiến sĩ kiêm trạng sư này, theo ông TNB thì có lẽ chỉ có một ông tây ở dưới Melbourne- người được coi là “cha đẻ” ngành luật của Úc!


Cẩn thận hơn, chúng tôi cũng tiếp xúc với kho lưu trữ của USyd, là một trong hai viện đại học lớn nhất tiểu bang NSW, cùng với UNSW, cũng không có ai tên là NTV tốt nghiệp tiến sĩ luật ở đây cả.


Nguyễn Thiếu Văn đã từng được gia đình đăng cáo phó

Về chuyện lừa đảo của NTV thì có nhiều chuyện để kể. Chỉ đơn cử một câu chuyện hy hữu mà nhiều người là nạn nhân của ông ta.


Chuyện xảy ra vào khoảng 1996-1998, khi mà NTV còn đang “danh chính ngôn thuận” hành nghề trạng sư luật. Vào năm 1996, khi các trại thuyền nhân tị nạn Việt Nam ở Philippines chính thức đóng cửa. Hàng ngàn người tị nạn còn kẹt tại đó. Theo quy định, những ai được thanh lọc sẽ được định cư ở một nước thứ ba, số còn lại phải hồi hương. Nắm bắt được tâm lý hoang mang này của dân chúng, vì cư dân Việt Nam tại Sydney có rất nhiều gia đình có người thân kẹt tại Philippines trong diện có khả năng phải hồi hương, NTV cho rằng với tài trạng sư của mình ông có thể giúp người thân của họ qua được khâu thanh lọc và được định cư ở nước thứ ba một cách dễ dàng. Số tiền mà mỗi gia đình phải chi trả cho vụ này tối thiểu là 3.000, tối đa có thể tới 45.000 đô la Úc tại thời điểm đó.


Kết cục, các gia đình này đã bị NTV cho ăn “bánh vẽ” mà chẳng ai làm gì được ông ta, vì đây là chuyện làm ăn không có tính pháp lý nên chẳng ai đi kiện. Thế nhưng, vì mất tiền, nhiều người trong số đó đã tức giận, truy tìm NTV để ăn thua đủ. Bỗng một ngày, trên một tờ báo Việt ngữ ở Sydney đăng cáo phó là Van Thieu Nguyen đã qua đời và tang gia xin cáo phó! Có lẽ đây là một chuyện bi hài “vô tiền khoáng hậu” về NTV.


“Được” chính phủ Úc cấp giấy phép làm tu sĩ phật giáo!

Đối với chúng tôi thì không lạ gì, cho đến cuối năm 2005, NTV vẫn còn là một thường dân. Một nhân chứng cũng đã kịp cung cấp cho chúng tôi bức ảnh của NTV chụp vào năm này (Báo NLĐ đã đăng). Điều này hầu như tất cả cư dân, thương nhân quanh khu cư xá thương mại Bankstown, nơi văn phòng của NTV đóng đô đều biết. “Tiến sĩ, trạng sư luật” NTV luôn xuất hiện ở mọi buổi sinh hoạt cộng đồng người Việt, những nơi có các chính khách chỉ để làm nhiệm vụ phát danh thiếp, bắt tay, tranh thủ chụp hình với những người có chức sắc.


Khoảng đầu năm 2006, bỗng dưng xuất hiện một thượng tọa Thích Minh Tâm, mà người đó không ai khác hơn là  NTV. Gặp người quen, Thích Minh Tâm xưng là đại đức, mặc dù mới hôm trước còn để tóc; gặp người ít quen thì lên thượng tọa. Chuyện đáng để nói hơn, một nhân chứng kể một bữa đó gặp Thích Minh Tâm, hỏi tại sao ông ta lại làm tu sĩ. Thích Minh Tâm nói với người này rằng ông được Chính phủ Úc cấp giấy phép làm thượng tọa (nguyên chữ Thích Minh Tâm dùng là Venerable, có nghĩa là thượng tọa trong Phật giáo).

Không biết thế gian này có còn sự điêu ngoa, đại ngôn nào hơn thế nữa không! Nhân chứng này còn cho biết, thực sự là thấy ông này ăn chay khi đi cùng với nhiều người, nhưng không ít lần thấy Thích Minh Tâm vào các hàng quán một mình mà người này biết chắc 100% các quán ăn đó không bao giờ bán đồ ăn chay cả!

Làm thầy tu sướng lắm!

Một nhân chứng kể, một bận gặp Thích Minh Tâm, hỏi tại sao đi tu. Thích Minh Tâm nghiêm chỉnh trả lời: Đi tu là dễ nhất mà sướng nhất ! Chỉ cần xuống tóc, mặc áo cà sa là thành thầy. Nhất bộ nhất bái, bước ra một bước là chúng sinh lạy thầy, cơm dâng, nước rót.



 “Thượng tọa” Thích Minh Tâm đang thuyết pháp!

Mô Phật! Là một phật tử, tôi xin không dám nghe điều này. Nhân chứng này còn khẳng định với chúng tôi là anh ta không đùa đối với tôn giáo. Thích Minh Tâm còn rủ anh xuống tóc đi tu, theo Thích Minh Tâm làm đồ đệ, rồi sẽ thấy điều Thích Minh Tâm nói là đúng. Mà chắc cũng không sai chút nào đối với những hạng người như Nguyễn Thiếu Văn!

Quảng Hoàng - Quảng Trí

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

Hướng dẫn người dân cách xử lý khi bị nhắn tin, gọi điện “khủng bố” đòi nợ dù không vay tiền

 Thời gian gần đây, qua theo dõi, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Ninh nhận thấy có nhiều trường hợp người dân dù không vay mượn, không bảo lãnh, thậm chí không hề quen biết người vay mượn tiền qua các ứng dụng (app) cho vay tiền nhưng lại bị các đối tượng “khủng bố” đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn và thậm chí bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.

    Điển hình, ngày 18/8/2022, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nhận được Đơn trình báo của chị N.T.H (SN 1970, trú tại: phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) về việc bị một số đối tượng thường xuyên gọi điện chửi bới, đe doạ, đòi nợ với lý do chồng chị N.T.H (hiện đang là lãnh đạo một doanh nghiệp) cùng với công nhân vay của nhóm người này số tiền 150.000.000đ nhưng không trả. Chị N.T.H cho biết gia đình chị không nợ ai số tiền trên, điều này đã làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, gây hoang mang, lo sợ cho gia đình chị N.T.H.

    Trước đó, ngày 18/7/2022, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng nhận được đơn trình báo của anh N.V.K (lãnh đạo của một đơn vị trong ngành than) về việc bị một số đối tượng lạ mặt nhắn tin, gọi điện đe dọa với lý do anh N.V.K để cho công nhân là anh T.N.H (làm việc tại Phân xưởng chế biến than) vay tiền không trả. Đối tượng nhắn tin, gọi điện với lời lẽ thô tục đe dọa anh N.V.K cùng gia đình, gây ảnh hưởng đến tinh thần, làm gián đoạn công việc của anh N.V.K. Qua xác minh, anh T.N.H khẳng định bản thân không vay mượn tiền của ai và cũng bị một số đối tượng nhắn tin, gọi điện để đe dọa khoảng 01 tháng trở lại đây.
     

    Chị N.T.H trình báo tại Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.


    Sự việc như trên của chị N.T.H và anh N.V.K cùng nhiều người khác xảy ra bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính sau đây: 

    (1) Người thân, bạn bè, đồng nghiệp của bạn đã tham gia vay tiền qua app và không trả tiền đúng hạn nên các đối tượng đòi nợ sẽ sử dụng dữ liệu danh bạ của họ để nhắn tin, gọi điện thoại nhằm mục đích đòi nợ, cho dù người bị gọi điện không liên quan đến các khoản vay nợ đó.

    (2) Do thủ tục vay tiền qua app hết sức đơn giản, người vay chỉ cần cung cấp thông tin CMND/CCCD là có thể vay được tiền, vậy nên một số đối tượng xấu đã lợi dụng việc đánh cắp thông tin hoặc sử dụng thông tin công khai của bạn để thực hiện việc vay tiền qua app nhưng sau đó không trả.

    Từ tình hình trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân một số biện pháp xử lý khi bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin “khủng bố” đòi nợ mặc dù không vay tiền, cụ thể như sau:

    1. Trước hết cần phải bình tĩnh xử lý, giải thích ngắn gọn về việc không quen biết người vay hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập. Đồng thời, hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình. (Nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng).

    2. Thông báo, hướng dẫn cách xử lý cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình khi bị các đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin làm phiền với nội dung như trên.

    3. Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng đòi nợ. Đối với các trang Facebook cá nhân có thể khóa các bình luận của người lạ.

    4. Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân có thể trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

    5. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…

    Để vừa đảm bảo nhu cầu vay tiền, vừa bảo vệ người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người dân khi có nhu cầu vay tiền phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay với các hình thức phù hợp.

    Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần yêu cầu cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong đơn vị mình không vay qua app không rõ nguồn gốc, không được nhân danh đơn vị hoặc cung cấp số điện thoại của cơ quan, đồng nghiệp để vay tiền.
     

    Quang Khải

    NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA KHOA CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÔNG AN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH

      Qua 3 năm ký giao ước kết nghĩa, mối quan hệ phối hợp giữa Khoa Cảnh sát điều tra - Trường Đại học CSND và Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

     

           Vừa qua, Khoa Cảnh sát điều tra - Trường Đại học CSND và Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Sơ kết 3 năm ký kết giao ước kết nghĩa. Tham dự có đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Cẩm - Trưởng Công an huyện Châu Thành, Trung tá Nguyễn Văn Hiển - Phó Trưởng Khoa Cảnh sát điều tra cùng toàn thể cán bộ, giảng viên hai đơn vị.

     

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN

    Đại diện lãnh đạo hai đơn vị tặng quà lưu niệm

     

    Trong không khí thân mật, cởi mở, đại diện lãnh đạo hai đơn vị đã thông báo khái quát tình hình kết quả công tác của đơn vị mình trong thời gian 3 năm ký giao ước kết nghĩa. Đồng thời đánh giá cao những mặt công tác đã phối hợp như trao đổi thông tin nghiệp vụ điều tra hình sự, phối hợp tổ chức các hoạt động từ thiện... Các kết quả của hoạt động giao lưu kết nghĩa không chỉ hỗ trợ cho công tác chuyên môn của mỗi đơn vị, mà còn giúp phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, chung tay vì cộng đồng, xây dựng hình ảnh đẹp về người cán bộ, giảng viên Nhà trường trong lòng nhân dân. Phát huy những kết quả đạt được, đại diện lãnh đạo hai đơn vị đều nhất trí thời gian tới, hoạt động giao lưu kết nghĩa sẽ đa dạng hơn về nội dung và hình thức, trong đó sẽ tổ chức giao lưu thể dục, thể thao hướng đến kỷ niệm 4 năm ký kết giao ước.

     

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN

    Hai đơn vị chụp hình lưu niệm

     

    Được biết, qua 3 năm thực hiện giao ước kết nghĩa, ngoài các hoạt động trao đổi phục vụ công tác chuyên môn, hai đơn vị đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện với 200 túi an sinh, 3000 cuốn tập, 200 phần quà trung thu, 6 giường tầng trao cho người dân hoàn cảnh khó khăn và học sinh có thành tích học tập xuất sắc; phối hợp tổ chức các hoạt động về nguồn như dâng hương tại "Địa điểm thành lập cơ sở Đảng đầu tiên của Tây Ninh tại Giồng Nần" và "Địa điểm vành đai diệt Mỹ Trảng lớn"... Gần đây nhất, chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống lực lượng CAND (19/8/1945-19/8/2022), hai đơn vị đã phối hợp trao 50 túi an sinh, 50 phần quà trung thu cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và học sinh nghèo học giỏi trên địa bàn xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

     

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN

    Hai đơn vị phối hợp tổ chức tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và học sinh nghèo học giỏi trên địa bàn xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

     

    Văn Hiển – Công Thuận

    QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ

     Theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP, chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

     


    Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị định Số 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan đến định danh và xác thực điện tử

    Theo đó, danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm: Thông tin cá nhân là số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính và Thông tin sinh trắc học là ảnh chân dung, vân tay.

    Danh tính điện tử người nước ngoài bao gồm: Thông tin cá nhân là số định danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và Thông tin sinh trắc học là ảnh chân dung; vân tay.

    Danh tính điện tử tổ chức gồm: Mã định danh điện tử của tổ chức; tên tổ chức gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có) và tên tiếng nước ngoài (nếu có); ngày, tháng, năm thành lập; địa chỉ trụ sở chính; số định danh cá nhân hoặc số định danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu của tổ chức.

    Điều 11, Chương II Nghị định quy định rõ về đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử như sau: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

    Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

    Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

    Nghị định cũng quy định rõ 3 mức độ tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam. Trong đó, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tạo khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

    Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Nghị định nêu rõ, chủ thể danh tính điện tử có trách nhiệm bảo vệ thông tin danh tính điện tử; bảo đảm an toàn yếu tố xác thực. Bên sử dụng dịch vụ cần tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về định danh và xác thực điện tử. Quản lý, bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử, bảo đảm sử dụng tài khoản định danh điện tử an toàn... Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và cơ quan, tổ chức, cá nhân tự tạo lập tài khoản có trách nhiệm cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cho tổ chức, cá nhân trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ; bảo đảm kênh tiếp nhận thông tin và việc sử dụng dịch vụ là liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần…

    Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2022./.

    *Chi tiết Nghị định: Tải về

     

    Tác giả: Văn Long (Tổng hợp)

    KHAI GIẢNG KHÓA 34 - ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO CẤP LLCT MỞ TẠI TRƯỜNG

     Chiều ngày 5/9/2022, tại địa điểm đào tạo Thành phố Thủ Đức Trường Đại học CSND, Học viện Chính trị CAND đã phối hợp với Nhà trường tổ chức khai giảng lớp đào tạo trình độ cao cấp Lý luận chính trị (LLCT), hệ tập trung - Khóa 34.

     

    Đến dự có đồng chí Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị CANDĐại tá, PGS, TS. Nguyễn Giang Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học CSND; đại diện các đơn vị chức năng hai đơn vị cùng toàn thể học viên khóa học.

     

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN

    Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy - Giám đốc Học viện Chính trị CAND phát biểu tại buổi lễ

     

    Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy -  Giám đốc Học viện Chính trị CAND chúc mừng các học viên. Đồng chí nhấn mạnh, là những cán bộ, lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Công an khu vực phía Nam tham gia học tập, các học viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tuân thủ các quy định, nội quy học tập, chấp hành nghiêm túc giờ giấc, điều lệnh CAND, các quy định của Học viện Chính trị CAND và của Trường Đại học CSND. Qua đó, đồng chí cũng gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đơn vị chức năng Nhà trường đã phối hợp hiệu quả để khóa học diễn ra thuận lợi.

     

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN

    Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Giang Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học CSND phát biểu tại buổi lễ

     

    Tại buổi lễ, Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Giang Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học CSND đã cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Học viện Chính trị CAND trong công tác phối hợp triển khai các lớp đào tạo trình độ cao cấp LLCT. Nhân dịp này, thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Giang Nam đã tặng hoa chúc mừng đồng chí Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy được Chủ tịch nước ký Quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng. Đại diện học viên lớp học, đồng chí Trung tá Vũ Văn Hòa khẳng định tập thể lớp học sẽ ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chấp hành nghiêm quy chế đào tạo, nội quy, quy định, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nội dung, chương trình khóa học.

     

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN

    Đại biểu dự lễ khai giảng chụp hình lưu niệm

     

    Tin: H.P

    Ảnh: Đình Phúc

    Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

    Khắc tinh dẹp loạn những “tranh biện” online độc hại

     Ngày 1/9, Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cản trở hoạt động tố tụng có hiệu lực. Ai sẽ có tật giật mình với Pháp lệnh này?



    Ngày 1/9, Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cản trở hoạt động tố tụng có hiệu lực.
    Thời gian gần đây, có hiện tượng các luật sư, hoặc các cá nhân liên quan đến một số vụ án nổi cộm lên mạng xã hội công bố tài liệu điều tra, sau đó suy đoán, suy diễn, bôi nhọ người tố cáo, và cơ quan tố tụng, cơ quan điều tra.
    Các clip livestream này thu hút hàng chục nghìn lượt xem, lượt thích mà không hề bị bất cứ chế tài, răn đe nào từ cơ quan kiểm duyệt. Chính vì vậy, một số người vẫn an tâm cho rằng các hành vi đó “không vi phạm pháp luật”.



    Đơn cử như việc nhóm luật sư bảo vệ cho các bị cáo trong vụ “Tịnh thất Bồng Lai” liên tục đăng tải các tài liệu liên quan đến vụ án, bút lục, lời khai của các bị can lên mạng xã hội. Từ đó, lần lượt những người trong nhóm đưa ra các “phản biện” đối với bản án đã tuyên trong phiên sơ thẩm. Đáng bàn là đa phần các “phản biện” này bóp méo sự thật, bôi nhọ, xúc phạm cơ quan điều tra và tòa án huyện Đức Hòa, Long An.
    Chưa hết, họ thông qua các “phản biện” online này, kêu gọi sửa đổi luật hình sự, ca ngợi những phạm nhân đang thi hành án với tội danh 331 như Phạm Thị Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh và thóa mạ nền tư pháp của Việt Nam bằng các kết luận quy chụp như: “không được lòng dân”, “cáo buộc vô lý”, “ngụy tạo chứng cứ”, “ép cung”… Dù các câu thóa mạ này được mở đầu bằng một chủ thể mơ hồ là “chúng tôi nghe người ta nói”…
    Biết luật, phạm luật, xem ra tình trạng luật sư “tranh biện online” thay vì làm việc này ở tòa án đang ngày càng phổ biến. Điều này gây những áp lực tiêu cực lên nền tư pháp, làm người dân hoang mang, khiến dư luận hiểu sai bản chất thật của các vụ án, xâm phạm quyền con người.
    Cũng vì vậy, có thể nói việc ban hành Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 với 4 chương, 48 điều, quy định cụ thể các hành vi cản trở hoạt động tố tụng và các chế tài kèm theo là một nỗ lực quan trọng để tư pháp Việt Nam tiệm cận với tư pháp thế giới, từng bước lành mạnh hóa các hoạt động liên quan đến tố tụng, để mọi công dân đều hành xử trong khuôn khổ luật pháp.
    Từ hôm nay, hy vọng những kiểu “tranh biện” online độc hại như trên sẽ dần được dẹp yên, để người dân có cái nhìn đúng đắn hơn về luật pháp và công tác tố tụng, tôn trọng sự uy nghiêm của tòa án và các cơ quan thực thi pháp luật.

    Ngẫm về giáo dục khai phóng

     "Điều nhiều người quan tâm và suy ngẫm nhất hiện nay là sự học và tính trung thực của việc học. Hiện trên các diễn đàn, nhiều giáo viên nói rằng đã thay đổi từ cách dạy ép người ta học đến cách dạy cởi mở, tương tác với học sinh chứ không phải đổ vào cho đầy mà học, để đốt lên ánh lửa để thấy ánh sáng, tức học khai phóng” – Một phát biểu rất đáng bàn của Bí thư Nguyễn Văn Nên.



    Lạm dụng văn mẫu khiến học sinh bị thui chột khả năng viết.

    Một người thầy thuốc mà sai lầm thì có thể giết chết một bệnh nhân, một nhà chính trị mà sai lầm thì có thể giết hại một dân tộc, một nhà làm văn hóa tư tưởng mà sai lầm thì có thể giết hại cả một thế hệ. Nói như vậy để thấy, mỗi ngành nghề đều có sứ mệnh và tầm ảnh hưởng nhất định của nó trong cuộc sống. Nhưng rõ ràng để hiểu được sứ mệnh ở mỗi vị trí khác nhau thì nền tảng giáo dục vẫn là quan trọng nhất.

    Giáo dục là xương sống của một đất nước. Cứ nhìn sang Nhật Bản đứng dậy sau những năm tháng kiệt quệ từ thiên tai hay Israel khiến cả thế giới ngưỡng mộ vềnhững mô hình xanh trên sa mạc thì sẽ thấy tầm quan trọng của giáo dục lớn đến nhường nào.

    Việt Nam là một nước đang phát triển, vực dậy sau chiến tranh, đã có những thành tựu đáng ngưỡng mộ. Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận nền giáo dục của nước nhà vẫn còn có những hạn chế nhất định. Một trong những điều đó có lẽ phải kể đến là bệnh thành tích.

    Một xã hội muốn phát triển thì cần có nhân tài. Nhưng bệnh thành tích trong giáo dục khiến người ta dễ ảo tưởng, lọc lừa dối trá. Dần dần họ sẽ thoái hóa nhân cách, đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân. Trước thực trạng đó thì cái khó nhất của ngành giáo dục là ranh giới giữa thành tích và bệnh thành tích lại vô cùng mong manh.

    Một giải pháp đã được người đứng đầu TP.HCM đề cập vừa qua đó chính là giáo dục khai phóng nhằm tạo ra con người tự do, không bị giới hạn bởi bất cứ một khái niệm, lĩnh vực nào. Để từ đó, khơi gợi được thế mạnh nội tại của từng cá nhân.

    Giáo dục khai phóng nhằm giải phóng tinh thần khỏi sự bó buộc vào thói quen và lề lối, tạo ra những con người có thể hành động với sự nhạy cảm và cảnh giác như những công dân thế giới. Giáo dục khai phóng không phải là nơi dạy nghề mà là dạy tư duy và các năng lực để mỗi cá nhân có thể phát triển một cách hoàn hảo, từ khả năng độc lập, sáng tạo đến những cảm thức đặc thù làm nên nhân tính như thẩm mỹ, đạo đức.

    Có nhiều người thắc mắc rằng, tại sao nhiều vị lãnh đạo ở các nước tiên tiến dù không hề được đào tạo chuyên môn hẹp nhưng vẫn thành công ở cương vị mới của mình. Ngoài vấn đề thể chế/cơ chế ra, một yếu tố chi phối trực tiếp chính là sự thụ hưởng giáo dục khai phóng của họ. Cơ bản của một nền giáo dục khai phóng là không dạy cái đặc thù của bất cứ nghề nghiệp nào’ mà là đặt nền móng chung cho tất cả mọi nghề nghiệp. Một tầm nhìn về việc “xây người” rất đáng lưu tâm trong thời buổi hiện tại.

    Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

    Xin chào và hẹn gặp lại mọi người ở một lý tưởng mới ! Vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

     Trời xanh , mây trắng , nắng trong...

    Anh đi.. để lại cho đời tiếc thương...
    Hy sinh vì cứu dân lành
    Bão ,lửa ..quanh mình không ngại, hiểm nguy..
    Gian nan cực khổ là gì..
    Vì dân phục vụ ,hy sinh thân mình...
    Yêu thương ..gửi cả chân tình..
    Ngàn lần thương tiếc, vạn lời ...cầu an.
    Nhớ câu "ko quan trọng sống bao năm mà quan trọng là làm được những gì". Công đức các anh là vô lượng


    Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

    Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trao tặng kinh phí xây nhà tình nghĩa tại Quảng Trị

     Sáng 30/7/2022, Đoàn công tác Bộ Công an do Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã tổ chức trao tặng kinh phí xây mới, sửa chữa nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sĩ Công an nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

      Tại đây, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đã ân cần thăm hỏi và gửi lời chúc tốt đẹp nhất của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đến thân nhân các gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022).

      Trong dịp này, đồng chí Thứ trưởng đã trao kinh phí 150 triệu đồng trích từ Quỹ nghĩa tình đồng đội Bộ Công an, xây mới nhà tình nghĩa tặng ông Nguyễn Hán, ở xã Triệu Long, huyện Triệu Phong; trao kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà tình nghĩa tặng bà Phan Thị Chót, ở xã Hải An; bà Phan Thị Bơm, ở xã Hải Sơn và ông Lê Văn Quảng, ở xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, mỗi gia đình 50 triệu đồng.

       
      Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trao tặng kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa.

       

      Cũng dịp này, Lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII của Đảng đã trao kinh phí 150 triệu đồng xây mới nhà tình nghĩa tặng bà Lê Thị Sen, ở xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị. 

      Đón nhận những món quà ý nghĩa của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, thân nhân các gia đình liệt sĩ Công an nhân dân đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành trước sự quan tâm, động viên của lãnh đạo Bộ Công an và hứa sẽ luôn kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, giáo dục thế hệ con, cháu trưởng thành, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 

      Trước đó, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cùng Đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa bày tỏ lòng tri ân đến các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị.

       

      Thanh Bình